Hỏi - Đáp
Quý Tổ chức/Công dân thân mến!
Để thuận tiện cho việc chuyển ý kiến hỏi đáp của bạn đọc tới UBND Phường trên Cổng thông tin điện tử đề nghị tổ chức/công dân gửi các câu hỏi và điền các thông tin sau:
Những thông tin sẽ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Xin trân trọng cảm ơn sự tin cậy!
Danh sách câu hỏi và câu trả lời
Thi hành Điều lệ Đảng
Hỏi: Đồng chí A bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ, đồng chí có khiếu nại về hình thức kỷ luật đối với mình. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng phát hiện đồng chí còn một số vi phạm ngoài nội dung vi phạm đã bị kỷ luật trước đây. Vậy, tổ chức đảng có thẩm quyền có xem xét những vi phạm mới phát hiện cùng với vi phạm trước đây của đồng chí A trong quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật hay không?
Nguyễn Văn A (11/05/2017 16:23)
Trả lời
Tiết 5.2.2, Điểm 5.2, Khoản 5, Điều 32, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, quy định: “ Trong quá trình giải quyết nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, tổ chức đảng có thẩm quyền có thể kết hợp giải quyết khiếu nại với xem xét những vi phạm mới phát hiện của đồng chí A hoặc để tiến hành kiểm tra, xem xét vi phạm mới trong một quy trình kiểm tra khác. Vấn đề này do tổ chức đảng đang giải quyết khiếu nại đối với đồng chí A xem xét, quyết định.
(Theo Tạp chí kiểm tra – số 09/2016)
Ủy Ban Kiểm tra (11/05/2017 16:24)
Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng
Đảng viên M vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Chi bộ yêu cầu đảng viên M phải kiểm điểm trước chi bộ về vi phạm của mình, nhưng đảng viên M từ chối không làm kiểm điểm. Vậy trường hợp này xử lý thế nào?
Trần Văn B (11/05/2017 16:33)
Trả lời
- Khoản 1, Điều 39, Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật”.
- Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 39, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định: “Cấp uỷ hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp uỷ tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp uỷ viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật”.
Căn cứ vào các quy định trên, về nguyên tắc cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra vẫn xem xét, thi hành kỷ luật theo thầm quyền.
Tuy nhiên, trước khi tổ chức hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật, đồng chí bí thư chi bộ cần tiếp tục động viên, giáo dục, làm công tác tư tưởng đối với đảng viên M, cần thiết thì thông báo bằng văn bản yêu cầu đồng chí M làm bản tự kiểm điểm. Trường hợp đảng viên M vẫn cố tình không chấp hành sự giáo dục, yêu cầu của chi bộ thì chi bộ vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí M theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
(Nguồn Tạp chí Kiểm tra số 08-2014)
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (11/04/2017 16:35)
Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng
Sau khi bị thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ, đảng viên vi phạm đã gửi đơn khiếu nại kỷ luật Đảng theo quy định. Vậy, quyết định xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên vi phạm được ghi là: Nguyên đảng viên hay đảng viên?
Đặng Văn H (12/05/2017 10:22)
Trả lời
- Khoản 6, Điều 39, Điều lệ Đảng quy định: “ Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định”.
- Khoản 9, Điều 39, Điều lệ Đảng quy định: “Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, ngay sau khi tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên vi phạm thì đảng viên vi phạm đó đã bị khai trừ ra khỏi Đảng không còn là đảng viên nữa. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 39, Điều lệ Đảng thì đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật đảng trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật có quyền khiếu nại với cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên. Do đó, mặc dù không còn là đảng viên nữa nhưng người bị khai trừ ra khỏi Đảng vẫn có quyền khiếu nại kỷ luật đảng. Quyết định xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng không thể ghi là đảng viên được mà thường ghi chung là đồng chí.Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (12/05/2017 10:27)
Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng
Khoản 1, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng có nêu: “Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật”. Trường hợp này các bước tiến hành xử lý kỷ luật được thực hiện như thế nào?
Đỗ Thị T (12/05/2017 10:26)
Trả lời
Khoản 1, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật”. Theo quy định trên, trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật mà đảng viên từ chối việc tự kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam nếu vi phạm đã rõ thì chi bộ vẫn tiến hành họp căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với đảng viên để xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, đồng thời thông báo cho đảng viên vi phạm biết về kết quả và quyết định xử lý kỷ luật của chi bộ để chấp hành.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (12/05/2017 10:30)
Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng
Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 38 Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nêu: “Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định”. Vậy, trường hợp hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn không có phiếu nào thì có được cộng dồn xuống hình thức kỷ luật tiếp theo không? Trường hợp chỉ có 2 hình thức kỷ luật được bỏ phiếu tỷ lệ 50:50 thì xử lý như thế nào?
Đặng Văn H (12/05/2017 10:33)
Trả lời
Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 38, Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định”. Căn cứ quy định trên, trường hợp bỏ phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định thì tiến hành cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn. Trường hợp hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn không có phiếu nào thì cộng tiếp đến hình thức kỷ luật tiếp theo, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định. Trường hợp chỉ có 2 hình thức kỷ luật cụ thể được bỏ phiếu theo tỷ lệ 50:50 thì vẫn tiến hành cộng dồn và quyết định lấy hình thức được bỏ phiếu thấp hơn là hình thức kỷ luật.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (12/05/2017 10:34)
Gửi câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát
Uỷ ban kiểm tra nhận được đơn kiến nghị của đảng viên nhưng nội dung trong đơn hoàn toàn là tố cáo, có 4 đảng viên cùng ký tên trong đơn. Vậy, đơn này Uỷ ban kiểm tra có phải giải quyết không? 4 đảng viên trên có vi phạm không?
Nguyễn Thị P (24/05/2017 15:49)
Trả lời
Tiết 5.1.1, Điểm 5.1, Khoản 5, Điều 32 Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “ Không giải quyết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự”.
Trường hợp câu hỏi nêu, 4 đảng viên cùng ký tên vào đơn kiến nghị nhưng nội dung trong đơn hoàn toàn là tố cáo nên bản chất là đơn tố cáo. Việc làm này của 4 đảng viên là vi phạm quy định của Đảng về tố cáo; đơn của 4 đảng viên này không thuộc phạm vi giải quyết của các tổ chức đảng vì là đơn có từ 2 người trở lên cùng ký tên.
Tổ chức đảng nhận đơn, qua xem xét nếu thấy các nội dung trong đơn là có cơ sở thì hướng dẫn cho 4 đảng viên nói trên thực hiện đúng quy định của Đảng về tố cáo. Tức là từng đảng viên viết đơn trình bày rõ nội dung sự việc, ký tên trực tiếp trong đơn và chịu trách nhiệm về nội dung mình tố cáo, hoặc từng đảng viên trực tiếp phản ánh để cán bộ kiểm tra ghi lại nội dung tố cáo vào sổ tiếp đảng viên, công dân và có chữ ký của người tố cáo. Trường hợp đã hướng dẫn, giải thích vẫn cố tình thực hiện sai quy định thì tổ chức đảng mới xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (02/06/2017 11:06)
Gửi câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát
Đảng viên bị thi hành kỷ luật có đơn khiếu nại. Trong thời gian tổ chức đảng có thẩm quyền đang xem xét, giải quyết, đảng viên này nộp đơn khởi kiện hành chính đối với lãnh đạo tổ chức nhà nước ban hành quyết định có liên quan nội dung trong đơn khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên đó (toà án đã thụ lý và mời hoà giải nhưng chưa có kết quả cuối cùng). Như vậy, tổ chức đảng vó thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng vẫn tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định hay tạm dừng chờ kết luận của toà án? Nếu vẫn tiến hành giải quyết khiếu nại thì theo quy định nào? Nếu ngừng giải quyết khiếu nại thì thời gian ngừng là bao lâu?
Trần Văn K (02/06/2017 10:15)
Trả lời
Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “ Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc xử lý bằng pháp luật hoặc ngược lại. Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự sao cho đồng bộ, kịp thời”.
Theo quy định trên, kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc xử lý bằng pháp luật là các hình thức kỷ luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Một hành vi vi phạm của đảng viên có thể bị kỷ luật theo quy định của Đảng, quy định của các tổ chức đảng mà đảng viên đó là thành viên hoặc quy định của pháp luật. Việc xem xét, xử lý kỷ luật của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội đối với một đảng viên vi phạm có thể diễn ra đồng thời hoặc có thể trước hoặc sau.
Đối với trường hợp câu hỏi trên, tổ chức đảng có thẩm quyền đang xem xét, giải quyết khiếu nại thì đảng viên đó nộp đơn khởi kiện ra toà hành chính và được toà thụ lý giải quyết teo quy trình tố tụng hành chính. Hiện nay, quy định của Đảng cũng như quy định của pháp luật không cấm đảng viên thực hiện quyền khiếu nại đồng thời nộp đơn khởi kiện ra toàn hành chính như trường hợp trên nên tổ chức đảng vẫn xem xét, giải quyết khiếu nại của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (02/06/2017 11:03)
Gửi câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát
Chi bộ X có đảng viên dự bị C bị kỷ luật khiển trách do vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình (sinh con thứ 3) vào tháng thứ 9 của thời gian dự bị. Khi hết thời gian dự bị, chi bộ xét để chuyển đảng chính thức cho đồng chí C thì có hai loại ý kiến khác nhau: - Ý kiến thứ nhất: Đảng viên dự bị C bị kỷ luật khiển trách vì sinh con thứ 3 trong thời gian dự bị, khi hết thời gian dự bị theo quy định nhưng chưa hết thời gian chấp hành kỷ luật vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét đề nghị chuyển đảng chính thức. - Ý kiến thứ hai: Trong thời gian dự bị, đảng viên dự bị bị thi hành kỷ luật thì không còn đủ tiêu chuẩn đảng viên nữa, hết thời gian dự bị tổ chức đảng có thẩm quyền không xem xét chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bị đó nữa mà xoá tên trong danh sách đảng viên.
Kiều Thị Q (02/06/2017 10:16)
Trả lời
Khoản 1, Điều 1, Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn đảng viên như sau: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 35, Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời gian dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đồng chí C trong thời gian là đảng viên dự bị đã vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và đã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Khi đồng chí C hết thời gian dự bị, chi bộ vẫn xem xét đề nghị chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bị, nếu chi bộ xét thấy không đủ tiêu chuẩn thì báo cáo đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (02/06/2017 11:02)
Gửi câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát
Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ cơ sở tiến hành giải quyết tố cáo đối với đảng viên, báo cáo thẩm tra, xác minh nêu rõ nội dung tố cáo là đúng sự thật nhưng đảng viên bị tố cáo không thừa nhận kết quả thẩm tra, xác minh của tổ giải quyết tố cáo và yêu cầu được đối chất với cá nhân mà tổ giải quyết tố cáo đã tiến hành thẩm tra, xác minh để chứng minh là đồng chí không sai phạm. Vậy, trường hợp này giải quyết thế nào? Có được thực hiện đối chất không?
Nguyễn Văn N (02/06/2017 10:16)
Trả lời
Công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đảng có tính đặc thù riêng, khi tiến hành công tác kiểm tra của Đảng, cán bộ kiểm tra phải luôn coi trọng và thực hiện tốt các phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra của Đảng; không áp dụng các biện pháp nghiệm vụ của cơ quan điều tra, thanh tra,….vào công tác kiểm tra của Đảng.
Đối chất là một biện pháp nghiệp vụ của cơ quan Điều tra, không phải là phương pháp của công tác kiểm tra nên chỉ thực hiện việc đối chất khi người đề nghị đối chất được người được đề nghị đối chất đồng ý và thực hiện công khai.
Trường hợp câu hỏi nêu, nếu đảng viên bị tố cáo không thừa nhận kết quả thẩm tra, xác minh và đề nghị đối chất, nếu người được đề nghị đối chất đồng ý việc đối chất thì đoàn kiểm tra mới tổ chức thực hiện; trường hợp người đối chất không đồng ý việc đối chất thì đoàn kiểm tra căn cứ vào các nguồn chứng cứ khác; dựa vào các phương pháp khác của công tác kiểm rta để làm rõ bản chất sự việc, làm rõ nội dung tố cáo.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (02/06/2017 11:03)
Gửi câu hỏi về công tác kiểm tra, giám sát
Câu 1. Hỏi: Đồng chí Y là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Bí thư Chi bộ X (trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Thành phố A) bị mắc bệnh hiểm nghèo (bệnh K phổi) phải đi điều trị dài ngày đến nay đã ra viện. Trong thời gian đồng chí Y nằm viện, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Công ty đã họp bầu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc mới. Sau khi tiếp quản công việc, Chủ tịch HĐQT mới đã phát hiện đồng chí Y - Chủ tịch HĐQT cũ có nhiều sai phạm về quản lý kinh tế. Hiện nay, giữa đảng viên Y và Công ty đang có tranh chấp về kinh tế đến mức phải ra toà nhưng Toà án nhân dân tỉnh chưa đưa ra xét xử. Sau khi ra viện, đồng chí Y đã giám định y khoa để xin nghỉ chế độ hưởng bảo hiểm xã hội, kết quả của Hội đồng GĐYK kết luận đồng chí Y mất khả năng lao động 75%. Việc xử lý kỷ luật đối với đồng chí Y trong thời gian là Chủ tịch HĐQT Công ty có 2 ý kiến khác nhau: - Ý kiến thứ nhất: Phải tiến hành kiểm tra khi có DHVP và thực hiện hết các bước đảng viên giải trình, thẩm tra, xác minh và tổ chức hội nghị chi bộ để nghe báo cáo giải trình của đảng viên và đoàn kiểm tra báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh; hội nghị thảo luận và kết luận để có cơ sở kết luận vi phạm nhưng do mắc bệnh hiểm nghèo nên không tiến hành các bước tiếp theo nữa. - Ý kiến thứ hai: Không tiến hành kiểm tra khi có DHVP vì có kiểm tra, kết luận vi phạm cũng chưa xem xét, xử lý kỷ luật được. Vậy, ý kiến nào đúng?
Trần Hải H (19/06/2017 09:26)
Trả lời
Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 35 Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định: “Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật”.
Căn cứ quy định trên, do đồng chí Y mắc bệnh hiểm nghèo và đang trong quá trình điều trị, do đó chưa tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với những sai phạm trong quá trình đồng chí đang công tác. Việc đồng chí Y và Công ty có tranh chấp về kinh tế sau khi có kết luận của toà án thì tổ chức đảng quản lý đảng viên Y căn cứ vào kết quả giải quyết của Toà để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối (20/06/2017 15:47)